Chào mừng bạn đã đến với Gốm Thiên Long

Mua hàng 0962123669

Bộ Đồ Thờ Gia Tiên

Trên bàn thờ phản ánh cả cái tâm linh và cái nếp sinh hoạt làm việc của mỗi gia đình quan trọng vô cùng. Vậy nên việc lựa chọn đồ thờ tốt và chỉn chu nhất cho bàn thờ nhà mình cũng là một việc vô cùng quan trọng. Đồ thờ Bát Tràng từ lâu đã là lựa chọn tin dùng của bao gia đình cho việc thờ cúng. Các sản phẩm đồ thờ gốm sứ ngày nay là kết quả đúc rút, chắt lọc từ người thờ cúng 3 miền tổ quốc cho đến người nghệ nhân làm gốm. Gốm Thiên Long sẽ cùng bạn lựa chọn cho mình một bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng tốt, đẹp nhất để sử dụng cho việc thờ cúng gia tiên của gia đình.

Nhấn vào đây để đánh giá

Tầm quan trọng của đồ thờ gia tiên

 Lòng biết ơn, tri ân là một đức tính quý báu đáng trân trọng giữa cuộc đời này. Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên không chỉ để tỏ rõ lòng thành biết ơn với tổ tiên,mà đó còn là truyền thống rất thiêng liêng của người Việt Nam ta. Thông qua tín ngưỡng, người thờ cúng còn gửi gắm biết bao tình cảm, nỗi niềm, mong nhớ hay sự tôn trọng cung kính, ước mong và khát vọng. Cho nên đồ thờ, bàn thờ, hay không gian phòng thờ như là một linh hồn của mỗi gia đình.
Chúng ta bước vào gia đình nào mà bàn thờ trang nghiêm, sạch sẽ ta sẽ thấy đây là 1 gia đình có luân lý gia giáo, đời sống mẫu mực, nghiêm túc. Nhưng bước vào thấy bàn thờ của một gia đình nào đó bầy hầy, lạnh lẽo hay thiếu đi sự trang nghiêm, sạch sẽ thì chúng ta biết rằng mọi sinh hoạt trong gia đình đó cũng sẽ bề bộn, lộn xộn và phức tạp.
Trên bàn thờ phản ánh cả cái tâm linh và cái nếp sinh hoạt làm việc của mỗi gia đình quan trọng vô cùng. Vậy nên việc lựa chọn đồ thờ gia tiên tốt và chỉn chu nhất cho bàn thờ nhà mình cũng là một việc vô cùng quan trọng.

Đồ thờ Bát Tràng từ lâu đã là lựa chọn tin dùng của bao gia đình cho việc thờ cúng gia tiên. Các sản phẩm đồ thờ gốm sứ ngày nay là kết quả đúc rút, chắt lọc từ người thờ cúng 3 miền tổ quốc cho đến người nghệ nhân làm gốm.

Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ bằng sứ

Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng thần linh, thổ địa, ông bà tổ tiên, bà cô ông mãnh trong gia đình nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến cả phong thủy, tài vận cũng như sức khỏe của các thành viên trong nhà. Cách lựa chọn mẫu, chất liệu đồ thờ, kích thước làm bàn thờ cho tới cách bài trí, sắp xếp bàn thờ gia tiên đều đi vào quy chuẩn theo mỗi vùng miền và truyền thống của mỗi dòng họ, gia đình. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản cho gia đình đang tìm hiểu đồ thờ Bát Tràng để thờ cúng trên bàn thờ gia tiên.

Bộ đồ thờ gia tiên gốm Bát Tràng cao cấp
Bộ đồ thờ gia tiên gốm Bát Tràng cao cấp

Bộ Đồ thờ đầy đủ

  STT Đồ thờ gia tiên Số lượng

Phải

1 Bát Hương 3-5
2 Mâm Bồng 1-3
3 Lọ Cắm Hoa 1-2
4 Đèn Thờ 1-2
5 Bộ Chóe Thờ 2-3
6 Bộ Chén Kỷ 1

Sử dụng
cho bàn
thờ rộng

 

7 Nậm Rượu     1-2
8 Ống Hương     1-2
9 Đũa Thờ 1-2
10 Bát Thờ     6-10
11 Đài Nước     3
12 Bát Sâm     1-3
13 Bộ Trà 1
14 Lộc Bình 2
15 Bộ bát đĩa thờ 1

Nhà Thờ

16 Chân Nến - Chân Đèn 2
17 Tam Sự (Đỉnh Hạc) 1
18 Ngũ Sự (Đỉnh, Hạc, Đèn) 1

Lưu ý sắp xếp đồ trên ban thờ

 Ta cần lưu ý sắp đặt bộ đồ thờ trên bàn thờ gia tiên theo cấu trúc đăng đối, cân bằng âm dương ngũ hành. Đồ thờ đằng sau sẽ cao hơn và quan trọng hơn đồ phía trước. Bát hương nên đặt cách tường và các vật phẩm khác 5-10cm, tránh đặt bát hương sát tường sẽ cản trở hanh thông và khó khăn khi bao sái bàn thờ. Hạn chế các đồ đựng chất lỏng như rượu bia quá nhiều, bể cá, vò rượu dưới hoặc gần ban thờ sinh ra thế thần hạ thủy cấm kỵ.

Bát hương:

Bàn thờ chật cũng nên sử dụng 3 bát hương nhỏ, bát hương ở giữa là thờ thần linh phải lớn và cao hơn  2 bát hương bên cạnh. Khoảng cách giữa các bát hương trên 10cm, không đặt sát tường. Hình mặt nguyệt hướng ra ngoài và đặt chính giữa bàn thờ.

Mâm bồng: 

Đặt ngay trước bát hương ít nhất 5cm, nên chọn mâm bồng có chân thấp để không bị che mất mặt nguyệt của bát hương khi bầy lên. Với ban thờ 3 mâm bồng thì 2 mâm bồng còn lại sẽ bầy đăng đối cách 2 bên cạnh bàn thờ phía bên ngoài 20-30cm, nếu chỉ dùng 1 cái ta nên hạ những cái không dùng xuống tránh để đĩa không.

Lọ cắm hoa: 

Bày 2 lọ hoa bên góc ngoài bàn thờ, nếu bàn thờ có chân đèn thì lọ hoa đặt lùi lại giữa cạnh 2 bên bàn thờ.

Đèn thờ: 

Ta nên đặt gần với vị trí của bát hương để tăng thêm hành hỏa cho bát hương. Đèn thờ từ xưa tới nay chưa bao giờ có thể thiếu trên ban thờ đặc biệt phải thắp sáng mỗi ngày rằm, mùng một.

Bộ Chóe Thờ:

Bộ 3 chóe thờ có thể đặt thay vị trí của mâm bồng nếu bàn thờ bầy 2 mâm bồng 2 bên cạnh bàn thờ, hoặc bầy sang trái, hay bên phải mâm bồng ở giữa. Lưu ý ta nên bầy 3 chóe theo hình cánh cung ôm vào trong, chóe đựng nước hành thủy sẽ ở giữa phía bên ngoài để ngăn cách với bát hương hành hỏa bằng 2 chóe gạo muối.

Nậm Rượu:

Ta cũng nên đặt nậm rượu xa bát hương, có thể đặt bên trái hoặc bên phải bộ chén kỷ thờ.

Ống hương:

Bầy rất đơn giản, ta có thể đặt bên ngoài cạnh bàn thờ tiện việc xin hương thờ cúng.

Đũa thờ: 

Ta không nên đặt trước mặt bát hương khiến bát hương bị che mất phần mặt nguyệt. Nhiều gia đình vẫn sử đụng đũa thờ chung với đũa ăn cơm là vô cùng đại kỵ, ta nên sử dụng 1 bộ đũa thờ riêng trên mâm cơm thắp hương hoặc bộ đũa sứ bày hình cánh quạt trên bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng thành kính. Bộ đũa sứ bày trên bàn thờ cũng như 1 vật phẩm phong thủy rất tốt.

Bộ bát thờ:

Ta có thể đặt đăng đối với bộ chóe tài lộc, xếp 3 hoặc xếp 5 mỗi bên. Không nên sử dụng bộ bát thờ chung với bát ăn cơm của gia đình.

Đài nước, bát sâm, bộ trà:

Các vật phẩm đựng chất lỏng ta sẽ đặt phía bên ngoài xa với bát hương.

Bộ bát đĩa thờ:

Bộ bát đĩa thờ rất rộng, như là mâm cơm của gia đinh, ta nên bầy ở bàn thờ tam cấp phía dưới bàn thờ lớn.

Lộc Bình:

Đôi lọ lộc bình đặt ngay sát 2 góc phía sau của bàn thờ, nếu lộc bình cao ta đặt chân đôn ở 2 bên ban thờ.

Chân Nến - Chân Đèn:

Nên bầy 2 góc bàn thờ phía trước hoặc phía sau nếu dùng đèn, chân nến cao, chân nến thấp nên bầy phía trước

Bộ tam sự, ngũ sự:

Bầy phía sau và cao hơn bát hương, không được bầy gì ở giữa hạc và đỉnh 2 chiếc chân đèn hoặc chân nến bầy bên cạnh góc bàn thờ.

Ý nghĩa bộ đồ thờ Bát Tràng

Để có được bàn thờ gia tiên đẹp, đúng chuẩn thì trước hết chúng ta cần nắm được những đồ thờ cần thiết không thể thiếu và ý nghĩa của từng vật phẩm.

Bát Hương

Bát hương là một trong những vật dụng thờ cúng quan trọng nhất, không thể thiếu trên bàn thờ của gia đình người Việt Nam. Chúng mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc, như một sợi dây vô hình kết nối âm dương, đồng thời thể hiện lòng thành kính sẽ quyện theo làn khói hương hỏa mà đến với ông bà tổ tiên. Nhờ đó, gửi đi những tâm nguyện, lời cầu chúc của con của cháu đến thế giới bên kia.

Bát hương thờ gia tiên gốm Bát Tràng
Bát hương thờ gia tiên gốm Bát Tràng

Mâm Bồng

Mâm bồng thờ được đặt ở ngay trước và hai bên ban thờ. Bên trái ban thờ sẽ được dùng để đặt hoa và mâm bồng bên phải sẽ dùng để đặt quả. Xưa kia theo truyền thống thì các cụ thường xây nhà với kiến trúc 3 gian 2 trái quay ra hướng Nam nên bàn thờ cũng sẽ quay theo hướng Nam nên mái nhà hướng theo trục Đông-Tây. Vì vậy, mâm bồng ở bên đông đựng hoa gọi là Đông bình, mâm bồng bên Tây đặt quả được gọi là Tây quả. Cách sắp xếp này còn mang ý nghĩa rằng phía đông mặt trời mọc sẽ khiến cho muôn hoa đua nở, đến khi hết một vòng mặt trời sẽ lặn ở hướng Tây cũng là lúc cây cối kết trái. Đây cũng là mong muốn, ước nguyện của con người mùa màng tươi tốt, mùa nào thức ấy.

Mâm bồng thờ gia tiên gốm Bát Tràng
Mâm bồng thờ gia tiên gốm Bát Tràng

Chóe thờ - đài thờ

Bộ đài thờ gồm 3 đài nhỏ có nắp, trên nắp có núm để cầm. Ba chiếc đài thờ này được dùng để đặt các chén nhỏ bên trong đựng nước, rượu, muối hoặc gạo tùy theo phong tục từng vùng miền. Đài thờ - chóe thờ mang ý nghĩa mong muốn sung túc, đầy đủ, gia đình anh em hòa thuận, yêu thương nhau.

Đèn thờ

Đèn thờ (còn gọi là đèn thái cực) tượng trưng cho ngôi thái cực của Đức Chí Tôn. Ngôi thái cực chính là khối đại linh quang được coi là khởi điểm của vũ trụ càn khôn. Và mỗi linh hồn người chết là một điểm tiểu linh quang chiết ra từ khối đại linh quang ấy. Ngoài ra, đèn thái cực còn tượng trưng cho cái tâm của con người. Xưa kia đèn thờ - đèn thái cực được thắp bằng dầu, luôn sáng biểu trưng cho cái tâm luôn sáng của con cháu.

Đôi đèn thờ thường được đặt ở vị trí bên trong và đối xứng hai bên bàn thờ và luôn được thắp sáng trên bàn thờ gia tiên.

Đèn thờ gốm Bát Tràng
Đèn thờ gốm Bát Tràng

Lư hương - Đỉnh thờ

Lư hương - đỉnh thờ sẽ được dùng để đốt trầm hương trong những ngày tuần nhật, ngày lễ hoặc ngày Tết tạo ra không khí linh thiêng qua đó thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên đã khuất.

Lư hương được thiết kế với nắp là con lân, con nghê trong tư thế nhìn ra ngoài, là hiện thân của sức mạnh tầng trên, của trí tuệ, của sự trong sáng. Lư có 3 chân, mỗi chân của đỉnh đồng được coi như một con quỳ là một loài linh vật có đầu giống hổ phù nhưng lại chỉ có một chân, gắn liền với sự xuất hiện của thánh nhân – những con người tài giỏi xuất thế cứu đời.

Lư hương - đỉnh thờ được đặt ở trước ngai thờ và sau bát hương theo đúng quy tắc một chân đưa ra phía trước hai chân để phía sau với ý nghĩa tượng trưng cho người chính nhân quân tử.

Bộ tam sự lư hương - hạc

Đôi hạc thờ

Đôi hạc đứng trên lưng rùa: theo quan niệm hạc đứng trên lưng long rùa (rùa thần) vì vậy, đôi hạc thờ sẽ được tạo hình đứng trên mai rùa với ý nghĩa thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa trời và đất, âm và dương. Theo quan niệm của người Việt thì con rùa là một trong 4 linh vật đó là long, lân, quy, phụng biểu trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Hạc lại là loài vật linh thiêng thường được xuất hiện bên các vị thần tiên và tượng trưng cho sự trường thọ. Vì thế, hình ảnh con hạc đứng trên lưng rùa mang ý nghĩa biểu thị cho khát vọng trường tồn.

Đôi hạc thờ thường đặt ở vị trí cạnh hai bên lư hương hay còn gọi là đỉnh hạc tạo thành bộ tam sự.

Kỷ chén thờ


Kỷ chén là một trong những vật phẩm thuộc bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng, với ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Kết hợp với các vật phẩm, phụ kiện thờ cúng khác, kỷ chén làm tăng sự sang trọng, linh thiêng cho không gian thờ cúng.
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt luôn có quan niệm rằng “trần sao âm vậy”. Chính vì thế, để thể hiện tấm lòng, sự thành tâm đối với thần phật và tổ tiên người ta sử dụng kỷ chén thờ, thường được để đựng nước sạch hoặc rượu thờ hàng ngày trên bàn thờ. Hơn nữa, kỷ ngai chén thờ tượng trưng cho sự vững chắc, bền lâu.
 Nước mang đặc tính trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết; trong khi không gian thờ cúng là nơi linh thiêng, cao ráo nên việc thờ nước sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với bậc thần linh, thánh thần, tiên tổ. 
Trên thị trường thường kỷ chén có 3 loại là bộ kỷ 3 chén - 5 chén - 7 chén. Tùy không gian và diện tích của bàn thờ mà chúng ta lựa chọn sao cho hợp lý. Nhưng theo kinh nghiệm làm đồ thờ cúng, Gốm Thiên Long khuyên bạn nên ưu tiên chọn bộ kỷ 5 chén trở lên tạo cảm giác đầy đủ khi thờ cúng.

Lọ hoa thờ

Lọ hoa là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên các bàn thờ gia tiên trong gia đình Việt. Hiểu được tầm quan trọng của ý nghĩa của lọ hoa trên bàn thờ, các gia chủ sẽ sử dụng hoa tươi cúng bái hàng ngày để bày tỏ lòng thành kính. Đặc biệt, vào những dịp rằm, mùng 1 hoặc lễ tết thì bàn thờ lại được bày biện đầy đủ hơn, nhiều hoa tươi hơn. Hành động này thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến ông bà tổ tiên và thần linh.

Mẫu đồ thờ gia tiên đẹp gốm Bát Tràng

Đồ thờ Bát tràng từ lâu đã là sự lựa chọn số 1 cho các gia đình lập bàn thờ gia tiên. Không chỉ khẳng định về chất lượng, nguồn gốc, mà càng ngày những người nghệ nhân Bát Tràng lại càng tìm tòi để nghiên cứu chế tác ra nhiều mẫu đồ thờ hơn, nhiều phân khúc giá thành để đáp ứng với nhu cầu thờ cúng của người Việt ta.

Đồ thờ gia tiên men lam

Đồ thờ gia tiên men lam gốm Bát Tràng họa tiết sen trang nhã

Đồ thờ gia tiên men lam vẽ vàng

Đồ thờ gia tiên men lam vẽ vàng

Đồ thờ gia tiên men rạn


Đồ thờ gia tiên men rạn dát vàng


Đồ thờ gia tiên màu xanh ngọc lục bảo

Đồ thờ gia tiên xanh ngọc lục bảo của NNND Trần Độ

Địa chỉ cửa hàng bán đồ thờ Bát Tràng tại Hà Đông, Hà Nội:

738 Đường Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0962123669 

Email: Gomthienlong@gmail.com.vn

Website: https://gomthienlong.vn/

0.03721 sec| 2268.195 kb